Thứ Tư, 9 tháng 4, 2008

Trần Tiến - Tình Ca

Nhạc sĩ Trần Tiến

Photobucket

Trần Tiến sinh ngày 16 tháng 5 năm 1947, trên một miền đồi gần sông Đáy ở vùng Sơn Tây, Hà Tây, trong khi chạy càn quân Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả Hà Nội. Sau 1954, do thành phần gia đình, cơ hội học hành của ông ban đầu bị hạn chế. Ông kể rằng đã trải qua thời trẻ sống lang thang trong những ngõ nhỏ Hà Nội.

Trần Tiến có người anh ruột là Trần Hiếu, một ca sĩ rất nổi tiếng ở Việt Nam, cha đẻ của ca sĩ Trần Thu Hà (Hà Trần).

Năm 16 tuổi, Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Năm 1971, Trần Tiến bị sốt rét ác tính và trở ra Bắc. Ông theo học Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp khoa thanh nhạc và sáng tác năm 1978. Những ca khúc đầu tiên ông sáng tác sau khi tốt nghiệp mang chủ đề yêu nước. Những sáng tác nổi bật nhất của thời kỳ này là:

"Giai điệu Tổ quốc". Đây là một bài hát ca ngợi lòng yêu nước, về những giai điệu hùng thiêng của sông núi, trong lời hát ru con, trong Truyện Kiều và trong nhịp quân hành của những người lính ra trận.

"Những đôi mắt mang hình viên đạn", sáng tác trước cuộc chiến bành trướng của Trung Quốc, bài hát về đôi mắt của những người mẹ già và trẻ nhỏ từ nơi biên giới, những đôi mắt cháy lên ánh lửa quê hương trở thành động lực cho những người lính Việt Nam.

"Vết chân tròn trên cát", một khúc ca về những người thương binh trở về sau chiến tranh. Những vết chân tròn trong bài hát từ chiếc nạng gỗ của người cựu chiến binh, người đã tìm cho mình niềm vui trong vai trò người thầy giáo làng quê miền duyên hải, nơi anh chơi cây đàn guitar của mình cho lũ trẻ.

Năm 1987, ông thành lập ban nhạc rock Đen-Trắng và lưu diễn dọc đất nước. Các bài hát của ông trong thời kỳ này có nội dung cổ vũ cho Đổi mới. Một số bài hát trong chương trình biểu diễn Đối thoại 87:

Ý nghĩ trong phòng hải quan.

Đồng hồ, một bài hát trong đó mượn hình ảnh kim giây để chỉ những người lao động bị sách nhiễu, trong khi kim phút và kim giờ đại diện cho những ông chủ và tầng lớp quan liêu hưởng lợi.

Trần trụi 87, ca khúc mạnh bạo nhất và gây tranh cãi nhất của ông. Bài hát nói về sự hi sinh của những người lính và những bà mẹ già đã nuôi giấu chiến sĩ, phê phán chủ nghĩa yêu nước trống rỗng, và kêu gọi người Việt Nam hãy quan tâm lẫn nhau và cùng góp sức xây dựng đất nước.

Trần Tiến đã từng bị giam giữ ở Thành phố Hồ Chí Minh vì trình diễn những ca khúc này. Ông kể về việc được cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh "cứu thoát" vì "Trần Tiến không kích động bạo loạn, Trần Tiến kích động yêu nước"[1].

Kể từ thập niên 1990, phong cách sáng tác của Trần Tiến có sự thay đổi từ pop đơn thuần sang phong cách dân gian đương đại và cũng giành được sự đón nhận của khán giả. Những sáng tác tiêu biểu cho phong cách này của ông như: Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng, Quê nhà...

Năm 2005, ca khúc "Mưa bay tháp cổ" của ông được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công và giành giải Bài hát của tháng trong chương trình Bài hát Việt. Năm 2006, những ca khúc của ông như Bình nguyên xa vắng, Ra ngõ mà yêu, Lữ khách sông Hồng, Mưa bay tháp cổ, Quê nhà... xuất hiện trong album Đối thoại 06 của Trần Thu Hà (album được hiểu là sự đối thoại giữa âm nhạc Đông và Tây, giữa nhạc sĩ già - Trần Tiến - và nhạc sĩ trẻ - Nguyễn Xinh Xô).

Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật[2] cho các tác phẩm Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967), Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968), Giai điệu Tổ quốc (1980), Chiếc vòng cầu hôn (1984), Tùy hứng ngựa ô (1987), Chị tôi (1997).

From Wikipedia

Trần Tiến - Tình Ca
Vietnamese|MP3|192KBPS


Photobucket

Download:
http://rapidshare.com/files/103039509/Tran_Tien_-_Tinh_Ca.rar

Password:
http://blog-tung.blogspot.com

Không có nhận xét nào: